Thủ môn là gì? Những điều bạn cần biết về vị trí thủ môn

(GMT+7)

Thủ môn là gì? Thủ môn là một vị trí vô cùng quan trọng và rất đặc biệt trên sân cỏ. Không chỉ khác về trang phục, các thủ môn còn có những đặc quyền và luật riêng trong bóng đá dành cho mình. 

>>> Tiền vệ là gì

>>> Tiền đạo là gì

1. Thủ môn là gì?

Thủ môn là gì? Trong bóng đá, thủ môn là cầu thủ đứng tại vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ giữa hàng tấn công của đối phương và ở khung thành/hàng phòng ngự của đội mình. Thủ môn có vai trò chính là bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản không cho đối phương ghi bàn thắng. Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội bóng được phép chạm bóng bằng bàn tay và cánh tay trong mỗi trận đấu (chỉ giới hạn trong khu vực cấm địa của đội nhà). Mỗi đội đều phải có 1 thủ môn trong cả trận đấu. Trong trường hợp thủ môn bị buộc phải rời sân do chấn thương hoặc do bị đuổi khỏi sân, thì 1 cầu thủ khác phải trấn giữ khung thành, khi đội bóng không còn thủ môn nào khác để thay thế hay đội bóng đó đã sử dụng hết lần thay người. Thủ môn thường sẽ phải mặc màu áo khác so với các cầu thủ khác trong đội nhà, đội khách, trọng tài và thủ môn của đối phương.

Thủ môn thường được viết tắt ký hiệu là TM trong tiếng Việt hoặc GK đối với các trận đấu quốc tế (do chữ Goalkeeper trong tiếng Anh) trong danh sách ra sân thi đấu, tường thuật trận đấu, và ghi chú trên tivi. Trong tiếng Việt thủ môn còn được gọi là thủ thành, người trấn giữ khung thành, hoặc người gác đền.

Khi gắn số cho cầu thủ trong một đội bóng, nếu hệ thống số áo không được sử dụng, thì số 1 thường sẽ dành cho thủ môn.

thu-mon-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vi-tri-thu-mon
Thủ môn là gì?

2. Vị trí chung và kỹ thuật chơi của thủ môn

Khi đã hiểu rõ thủ môn là gì, bạn có thể thấy được trên sân, vị trí thủ môn là vị trí đặc biệt nhất. Khác với các cầu thủ khác, thủ môn có quyền được đụng bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể miễn là họ đứng ở trong vòng cấm địa, ngoài vòng đó, thủ môn không được phép sử dụng bàn tay hoặc cánh tay để chơi bóng.

Mặc dù thủ môn có một số đặc quyền riêng trong luật bóng đá, ngoài việc sử dụng tay trong vòng cấm địa, họ vẫn phải tuân theo cùng luật lệ giống như tất cả các cầu thủ khác.

3. Sự ảnh hưởng của thủ môn đến lối chơi và tấn công

Một số thủ môn đã bị nhận thẻ đỏ trực tiếp khi vi phạm lỗi với tiền đạo của đối phương khiến cho họ bị chấn thương khi dâng cao tấn công trong vòng cấm địa. Một cầu thủ đã bị chấn thương vĩnh viễn và phải từ bỏ sự nghiệp khi bị thủ môn của đối phương xoạc bóng gãy xương chân trong một pha dâng cao tấn công.

Thủ môn không bị yêu cầu bắt buộc phải ở trong vòng cấm địa. Họ hoàn toàn có thể chơi ở bất cứ đâu trên sân, và họ thường đóng vai trò giống như 1 hậu vệ tăng cường trong một số tình huống của trận đấu.

Trong một số tình huống hiếm hơn, thủ môn còn có thể được ghi bàn thắng từ pha phát bóng mà không hề lường trước, thường là khi trái bóng bay đập đất khiến cho thủ môn đội đối phương không thể chụp được bóng.

3. Dụng cụ và quần áo của thủ môn

thu-mon-la-gi-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-vi-tri-thu-mon-1
Thủ môn là vị trí rất đặc biệt trong bóng đá

Ngoài thủ môn là gì, bạn cũng nên biết thủ môn phải mặc áo phân biệt hoàn toàn so với những cầu thủ khác và trọng tài, bởi đây là quy định của FIFA. Một số thủ môn rất dễ có thể nhận ra vì cách ăn mặc của họ, như Lev Yashin, có tên gọi thân mật là “Nhện Đen” bởi bộ đồ của anh toàn màu đen, hoặc Jorge Campos, nổi tiếng với bộ áo thi đấu màu mè sặc sỡ. Quần áo của thủ môn thường có màu xanh lá cây, vàng sáng, cam, ghi bạc hoặc những màu sắc khác.

Đa phần thủ môn nào cũng đeo găng tay thủ môn nhằm tăng độ dính với quả bóng, và giúp bảo vệ họ khỏi bị thương. Hiện nay có những loại găng tay thủ môn được thiết kế để chống chấn thương như trật ngón tay. Trong bóng đá, không bắt buộc thủ môn phải đeo gang tay, tuy nhiên do tính ma sát khi bắt bóng nên rất hiếm khi thủ môn vào sân mà không sử dụng gang tay trong những trận đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên các thủ môn có thể bỏ nó trong loạt sút luân lưu.

4. Những kỷ lục của các thủ môn

Trong loạt sút luân lưu, thủ môn là một nhân tố vô cùng quan trọng. Kỷ lục về số lần cản phá penalty thành công được nắm giữ bởi thủ thành Helmuth Duckadam của câu lạc bộ FC Steaua Bucureşti và Ciaran Kelly của CLB Sligo Rovers F.C. Duckadam đã cản được 4 quả phạt đền ở trận chung kết cúp C1 châu Âu gặp FC Barcelona diễn ra vào ngày 7 tháng 5 năm 1986. Kelly đã ngăn chặn liên tiếp 4 quả penalty trong trận chung kết cúp Ford FAI giữa Sligo Rovers và Shamrock Rovers được diễn ra vào ngày 14 tháng 11 năm 2010. Kỷ lục này được thiết lập lại một lần nữa bởi Jason Ravenhill vào ngày 27 tháng 3 năm 2011 khi anh thi đấu cho CLB BAA Heathrow (Sunday) FC gặp clb Maidenhead Nomads. Ravenhill đã cản phá được liên tiếp 4 quả penalty/5 quả sút hỏng trong tổng cộng 10 lượt sút tuy nhiên đội bóng của anh vẫn thất bại với tỉ số 5-4. Ed Pearce là thủ môn của Maidenhead Nomads cũng đã chặn được 4 quả Penalty trong loạt luân lưu tuy nhiên không phải liên tục.

Như vậy, thông qua bài viết này, nhandinh.info đã giải thích rõ giúp bạn hiểu được thủ môn là gì. Bên cạnh đó, thông qua những thông tin trong bài viết bạn cũng có thể thấy được vị trí thủ môn có tầm quan trọng như thế nào đối với một đội bóng.

Liên kết:

DỮ LIỆU BÓNG ĐÁ: nhận định bóng đá hôm nay | Kết quả bóng đá | kèo bóng đá hôm nay | Lịch Thi Đấu Bóng Đá | Liverscore | Bảng Xếp Hạng Bóng Đá | Nhận Định Kèo | KQBD | vz99 đăng nhập | kết quả bóng đá hôm nay | sunwin | sunwin